Đây là loạt bài giúp bạn tạo websever-FTP Sever từ chính chiếc máy tinh thân yêu của bạn tại nhà !
Trước hết Download File này về và làm theo từng bước !
BÀI 1: THIẾT LẬP IP TĨNH CHO PC
Đầu tiên chúng ta phải thiết lập cho PC của mình có 1 cái IP tĩnh.
Cách thực hiện như sau:
Vào Start / Control Panel / Network Connections
Nhấp phải chuột vào Local Area Connection. Chọn Properties
Chọn Internet Protocol (TCP/IP). Chọn Properties
Chọn Use the following IP address:
- IP address: Chọn 1 IP trong dãy IP mà Router cho phép (mình chọn của mình là 192.168.1.100)
- Subnet mask: Chỉ cần nhấp chuột vào ô trống, máy sẽ tự điền vào.
- Các ô còn lại có thể bỏ trống.
Chọn OK, rồi Close.
Vậy là bây giờ bạn đã thiết lập IP tĩnh cho máy PC của bạn.
Bạn có thể Restart máy của mình và xem lại xem IP có bị thay đổi ko nhé.
BÀI 2: TỰ TẠO WEB SERVER
Mục tiêu của bài hướng dẫn: Giúp bạn tự tạo 1 webserver hỗ trợ HTTP, FTP, Mail Server,…
Có
nhiều trương trình tạo web server trên máy PC, nhưng mình dùng XAMPP
hơn vì nó đáp ứng hầu hết nhu cầu của mình và quan trọng hơn là nhỏ gọn,
ko chiếm nhiều tài nguyên của máy.
Khi bạn cài, bạn nên để tất cả thông số mặc định
Sau
khi bạn cài đặt xong, bạn có thể kiểm tra mình cài thành công chưa bằng
cách vào trình duyệt web của mình, gõ vào ô địa chỉ là hoặc sẽ hiện
ra thông báo chào mừng của XAMPP
Sau đó, bạn có thể chép các file của trang web tự tạo vào thư mục: C:\xampp\htdocs
Trong đó có sẵn 1 file index.html, bạn có thể thay thế nó thành trang chủ của riêng bạn.
BÀI 3: MỞ CỔNG GIAO TIẾP WEB
Bài trước chỉ là tạo Local host mà thôi, nghĩa là bạn chỉ có thể truy cập vào trang web của bạn từ chính máy của bạn.
Muốn vào được trang web từ nơi khác bạn phải mở cổng giao tiếp Web cho Router của bạn.
Yêu cầu là Router của bạn phải hỗ trợ Virtual Server (thường đa số các Modem ADSL hiện nay đều hỗ trợ chức năng này).
Bài hướng dẫn này mình dùng Router Planet ADE 4400 (các hiệu khác sẽ có bài hướng dẫn cụ thể cập nhật sau)
Đầu
tiên bạn vào trình duyệt web, vào trang cấu hình của Router bằng cách
gõ vào ô Address: 192.168.1.254 (có thể tuỳ theo hiệu mà khác nhau:
192.168.1.1, 10.0.0.1 v.v)
User name với Pass mặc định của Router Planet ADE 4400 là admin
Sau đó bạn vào Advanced Setup / NAT / Virtual Server
Tiếp theo bạn add port vào như sau:
Start port number: 80
End port number: 80
Local IP address: 192.168.1.100 (là IP ở bài 1 bạn thiết lập đó) nhấn Save
Bây giờ, bạn đã có thể truy cập vào trang web trên máy của bạn từ máy khác rồi đó.
Bạn có thể vào hay để xem public IP hiện thời của bạn.
Dùng 1 máy khác kết nối với 1 line ADSL khác (hay xách laptop ra quán café ngồi) rồi truy cập vào ip của bạn>/index.html
Lưu
ý là bạn ko thể ngồi tại máy bạn mà dùng Public IP để truy cập vào.
Muốn test thử tại nhà luôn thì bạn phải thiết lập cho trình duyệt của
bạn vào net thông qua Proxy (sẽ hướng dẫn sau).
Vậy là bạn đã thành công thêm 1 bước nữa rồi đó.
Chúc mừng bạn.
SỬ DỤNG PROXY
ĐỂ VÀO TEST TRANG WEB CỦA MÌNH
Cái này thì hoàn toàn đơn giản ,bạn chỉ cần download SwithProxy 4.3 về cài đặt theo hướng dẫn là đổi đươc ngay !
Sau đó, bạn vào thử trang web của bạn xem nhe
BÀI 4: CHUYỂN IP ĐỘNG THÀNH IP TĨNH
Chắc bạn ngạc nhiên là tại sao ở bài 1 đã là “THIẾT LẬP IP TĨNH CHO PC” mà bài này lại kiu “CHUYỂN IP ĐỘNG THÀNH IP TĨNH”.
Thật
ra, IP tĩnh ở bài 1 là IP tĩnh trong mạng nội bộ (LAN - Local Area
Network). Còn khi bạn truy nhập vào Internet, nhà cung cấp dịch vụ
Internet (ISP - Internet service provider) sẽ cấp phát cho bạn 1 Public
IP khác, và IP này sẽ thay đổi sau 12-24h bạn vào net (tuỳ theo nhà cung
cấp) và cũng sẽ đổi sau khi bạn Restart Router của bạn.
Bạn có thể vào để xem IP hiện thời của bạn.
Có
nhiều cách chuyển IP động thành IP tĩnh. Ở đây mình sẽ hướng dẫn các
bạn xài dịch vụ của No-IP (các dịch vụ khác sẽ có bài hướng dẫn sau )
Đầu tiên bạn vào trang web
Click vào No-IP delicious
Chọn Sign Up Now!
Bạn đăng ký theo hướng dẫn
Bạn sẽ phải check mail để có thể active tài khoản mới đăng ký.
Sau khi active xong, bạn đăng nhập vào hệ thống
Bạn click vào Host / Redirects
Click Add
Làm theo hướng dẫn :
Hostname : donain bạn muốn đặt
Chọn DNS Host A ,còn lại giữ nguyên ! Chọn tiếp Creat host
Vậy là bạn đã đăng ký thành công dịch vụ của No-IP rồi đó.
BÀI 4 (tiếp theo): TỰ ĐỘNG CẬP NHẬT IP
Sau
khi các bạn đăng ký dịch vụ No-IP, các bạn cần phải cài thêm chương
trình No-IP DUC v2.2.1 để tự động cập nhật IP của máy bạn cho server
No-IP.
Đầu tiên, bạn load chương trình này về, sau đó cài đặt như hướng dẫn:
Click Next vào bỏ 2 ô cuối cùng ,Next tiếp rồi Finish
Vậy là bạn cài xong chương trình cập nhật IP rồi đó.
Bây giờ là phần cấu hình cho nó.
Bạn khởi động chương trình, và đăng nhập theo User và Pass ở trên bạn đã đăng ký. Rồi OK.
Sau khi đăng nhập, bạn check vào cái domain mà nó hiện ra (cái domain này là do bạn đăng ký theo bài trên).
Bạn click Options để cấu hình cho chương trình.
Ở tab Standard bạn nên chọn Run on startup và Run as a system service
Mục đích là cho nó khởi động cùng Windows và không bị close hẳn khi bạn lỡ tay nhấn dấu chéo (close).
Ở tab Connection / Standard
Bạn
thay đổi con chạy để thay đổi thời gian tự động cập nhật IP cho server.
Tôi chọn là mỗi 20 phút, vì nếu để thời gian càng dài thì sẽ ko cập
nhật thường xuyên được, dẫn tới thời gian chết của trang web sẽ lâu.
Các mục khác bạn nên để mặc định.
Vậy là bạn đã thành công trong việc chuyển IP động của máy tính thành IP “tĩnh” trên mạng internet rồi đó.
Bây
giờ bạn có thể check lại bằng cách dùng mạng khác hoặc dùng Proxy (đã
hướng dẫn ở trên) để test thử xem No-IP có hoạt động tốt ko nhé
BÀI 5: TẠO LOCAL FTP SERVER
Đầu tiên, bạn phải Install FileZilla FTP Server vào.
Mở Xampp ControlPanel lên.
Check vào ô trống trước FileZilla
Nó hỏi có Install ko thì OK. Sau đó bấm Yes 3 lần.
Để vào phần cài đặt cấu hình thì bạn nhấp chọn Admin…
Bạn check vào ô Always connect to this server. Click OK.
Bạn vào Edit / Users
Trong Tab General, bạn chọn Add
Gõ tên user mà bạn muốn set quyền truy cập. Click OK
Check vào ô oven rồi gõ oven vào. (Bạn nên làm bước này để bảo vệ FTP server của bạn khỏi bị quá tải).
Trong muc Shared folders, bạn chọn User mới tạo, chọn Add.
Chọn đường dẫn tới thư mục mà mình muốn cho user truy cập vào
Sau đó set quyền cho user(bên phải )
Trong tab Speed Limits. Bạn chọn User, và nên chọn tất cả là No limit.
Để
test thử, bạn vào trình duyệt web, gõ hoặc sẽ hiện lên hộp thoại yêu
cầu nhập Username và Pass. Nhập vào. Bạn sẽ thấy dc folder trên FTP
server.
Hoặc Download FileZilla về xài thử
BÀI 6: REMOTE DESKTOP TỪ XA
Công việc đầu tiên bạn phải làm là đặt oven cho máy tính của bạn.
Bạn vào Start / Control Panel / User Accounts
Click chọn Account mà bạn đang sử dụng
Click chọn Create a oven
Sau đó bạn nhập oven của bạn vào ô ở trên, và nhập lại lần nữa vào ô bên dưới
Click Create oven
Chọn No
Bây giờ bạn phải cấu hình cho modem của mình.
Bạn vào trang cấu hình modem, vào Advance Setup / NAT / Virtual Server (giống y chang mấy bài trên)
Nhưng lần này, bạn mở port 3389
Tiếp theo là cấu hình Windows cho phép máy khác có thể truy nhập vào.
Bạn nhấp phải chuột vào My Computer / Properties
Chọn tab Remote. Sau đó chọn tiếp Allow users to connect remotely to this computer.
Click OK.
Bạn tiếp tục nhấp phải chuột vào biểu tượng My Network Place / Properties
Click chọn Windows Firewall settings.
Ở
đây, bạn có thể chọn Off, nhưng nếu bạn muốn giữ Firewall lại thì bạn
cũng có thể chọn On nhưng phải uncheck ô Don’t allow exceptions
Mọi thứ bây giờ đã sẵn sàng.
Bạn dùng 1 máy tính khác, kết nối vào mạng khác, và bắt đầu thực hiện remote.
Ta gọi máy tính bị điều khiển là máy remote, còn máy dùng đê truy cập vào máy remote là máy chủ (gọi vậy để dễ theo dõi)
Trên
máy chủ, bạn vào Start / All programs / Accessories / Remote Desktop
Connection (đối với win Vista) hoặc bạn vào Start / All programs /
Accessories / Connections / Remote Desktop Connection (đối với win XP)
Chương trình sẽ hiện lên 1 của sổ nhỏ, bạn nhấp vào nút Options… để mở thêm tuỳ chọn.
Tab General:
Computer: Bạn nhập IP của máy remote hoặc nếu bạn đã đang ký tài khoản No-IP thì nhập trực típ vậy cho dễ. (Xem thêm bài trước).
Tab Display:
Bạn chọn độ phân giải mà máy remote sẽ hiển thị trên máy chủ. Bạn kéo hết wa phải thì sẽ có chế độ Full Screen.
Sau đó bạn chọn độ sâu màu hiển thị.
Tab Local resources: nếu bạn muốn âm thanh sẽ đc play trên máy chủ thì chọn Sound là Bring to this computer
Tab Experience: Bạn có thể chọn các mục tuỳ theo “sức chịu đựng” của máy chủ như hiển thị background, themes …
Ssau khi thiết lập hết mọi thứ thì bạn nhấp vào nút Connect.
Sẽ có 1 hộp thoại yêu cầu điền Username và oven của máy remote vào. Bạn nhập vào và chọn OK.
Bây giờ thì có nhiều thứ để nghịch rồi đó !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét