Để có một web server, điều
đầu tiên bạn cần là phải có một chiếc máy tính cực mạnh để làm nhiệm vụ
xử lý các thông tin do người sử dụng gửi lên. Bởi thế, việc sử dụng một
chiếc máy tính cũ để làm web server nghe qua có vẻ nghịch lý. Tuy nhiên
vẫn có những ngoại lệ. Nếu có máy tính cũ, bạn hoàn toàn có thể biến nó
thành web server với tốc độ không hề thua kém so với các web server
hiện nay, điều cần duy nhất là các máy tính này phải chạy trên hệ điều
hành Linux. Hơn thế nữa, web server dùng Linux ít bị tin tặc hơn so với
web server dùng Windows. Sau đây là các bước thực hiện việc tạo web
server trên máy tính Linux.
Yêu cầu cấu hình
Linux là một hệ điều hành
mã nguồn mở có thể chạy trên những máy tính yếu nhất, những dòng máy
tính thế hệ đầu tiên sử dụng Pentium II, III... Trong bài viết này,
chúng ta sử dụng hệ điều hành Ubuntu 10.10 Maverick Meercat để cài đặt
cho máy tính cũ sẽ dùng để làm web server. Phiên bản Ubuntu 10.10 chỉ
yêu cầu một máy tính có RAM tối thiểu 256 MB để có thể hoạt động và kích
hoạt đầy đủ các tính năng có trong hệ điều hành. File cài đặt hệ điều
hành chiếm một lượng tài nguyên chỉ 3,3 GB, vì thế, bạn chỉ cần một ổ
cứng 6 GB hoặc 10 GB là đủ điều kiện cho bất kỳ chiếc máy tính cũ nào
muốn dùng làm web server.
Một đặc điểm rất hay của
Ubuntu là nó hỗ trợ gần như hầu hết các loại card màn hình, mọi loại ổ
cứng và các loại phần cứng khác, bất kể đó là máy tính đời cũ hay đời
mới. Trong trường hợp bạn muốn kiểm tra xem máy tính của mình có tương
thích với hệ điều hành Ubuntu hay không, hãy đến địa chỉ
http://linuxhcl.com để xem. Trong này, ngoài phiên bản Ubuntu 10.10 sẽ
được sử dụng làm mẫu, còn có các phiên bản Ubuntu khác và các thông số
phần cứng kèm theo để phiên bản hệ điều hành ấy hoạt động.
Yêu cầu của một web server
là bạn phải để máy tính chạy 24/7 (liên tục từ ngày này qua ngày khác),
điều này sẽ dẫn đến hệ quả là máy tính sẽ luôn luôn toả nhiệt, và nếu
không có hệ thống giải nhiệt tốt, máy tính của bạn sẽ nhanh chóng giảm
tuổi thọ. Nếu có phòng sử dụng hệ thống điều hòa không khí, bạn hãy đưa
máy tính cũ vào trong đó để giải nhiệt cho máy. Trong trường hợp không
có hệ thống giải nhiệt, bạn nên giới hạn thời gian hoạt động của server
xuống (chỉ chạy vào ban ngày chẳng hạn). Nhiều dòng máy tính, bạn có thể
chỉnh thời gian tự động bật / tắt máy tính ngay trong BIOS bằng cách
khởi động lại máy tính, bấm F2 hoặc phím tính năng tương ứng, trong BIOS
Setup vào Power Management Setup > Resume by Alarm sau đó bạn chọn
thời gian mở máy tính hàng ngày. Chọn xong, bấm F10 để thoát ra. Lưu ý
là máy tính phải được cắm điện thoại thì tính năng này mới hoạt động
được. Sau khi sử dụng xong, bạn có thể tắt máy thủ công hoặc dùng phần
mềm hỗ trợ. Hôm sau, đến đúng thời điểm đã chọn, BIOS sẽ tự động mở máy
tính lên.
Cài đặt Ubuntu
Để cài đặt hệ điều hành
Ubuntu 10.10 vào máy tính, bạn cần có một CD cài đặt. Hãy đến địa chỉ
http://tinyurl.com/595tt, trong mục Desktop CD là danh sách các file
ISO, trong trường hợp máy tính sử dụng chip 32 bit của Intel hay ADM thì
bạn tải file 64-bit PC (AMD64) desktop CD, ngược lại hãy dùng file cài
đặt PC (Intel x86) desktop CD. Sau khi tải file về, bạn chép nó vào
trong một đĩa CD hoặc DVD. Lưu ý là bạn phải dùng một chương trình
chuyên dụng để ghi đĩa theo định dạng ISO.
Ví dụ như chương trình Power
ISO (tải từ địa chỉ http://tinyurl.com/2wgjvrm). Bạn mở ứng
dụng lên, bấm thẻ Burn rồi tìm đến file ISO vừa tải về, bấm Open để mở
nó lên. Đưa đĩa trắng vào ổ đĩa, bấm nút Burn và chờ để công cụ thực
hiện hoàn tất. Sau khi hoàn tất công việc, khay đĩa sẽ tự động được đẩy
ra. Sau khi có đĩa, bạn khởi động lại máy tính, đóng khay đĩa để vào
boot. Trong màn hình đầu tiên, bấm mục Install Ubuntu để xác nhận việc
yêu cầu cài đặt hệ điều hành Ubuntu vào máy tính.
Chọn Download updates
while installing để tải bản cập nhật bổ sung cho hệ điều hành sau khi
cài đặt xong, chọn Install 3rd Party Software để cho phép cài bổ sung
các phần mềm của hãng thứ 3, chọn Erase and Use The Entire Disk để xóa ổ
cứng và tận dụng tài nguyên ổ cứng vào việc hỗ trợ hệ thống hoạt động
(tùy chọn này sẽ xóa toàn bộ thông tin trong ổ cứng, kể cả các hệ điều
hành hành thành công hệ điều hành mới. Lưu ý là trong trường hợp bạn sử
dụng các phiên bản Ubuntu khác, nếu nó yêu cầu cài đặt bổ sung các phần
mềm hoặc driver khác, hãy chọn càng ít càng tốt vì điều này sẽ giúp web
server chạy nhanh hơn, không bị các phần mềm kia cản trở, ngoài ra còn
giúp tránh được sự tấn công của tin tặc trong trường hợp xuất hiện các
lỗ hổng trong những phần mềm này. Trong màn hình làm việc của máy tính,
vào System > Administration > Update Manager, chọn lệnh Install
Updates để công cụ cập nhật các tính năng mới hoặc bản vá bổ sung cho hệ
điều hành. Khởi động lại máy một lần nữa.
Thiết lập web server
Tùy từng trường hợp sử
dụng Apache, MySQL hay PHP mà bạn tiến hành việc thiết lập tương tự như
đã dùng trên các máy tính nền tảng hệ điều hành Windows. Với người mới
bắt đầu sử dụng, bạn vào System > Administration > Synaptic
Package Manager, trong cửa sổ mở ra, hãy chọn chương trình muốn dùng.
Lưu ý là theo tên gọi của từng file thì apache2 cho Apache, php5 cho
PHP, php5-mysql, and mysql-server cho MySQL. Chọn xong, bấm Apply để bắt
đầu cài đặt. Tùy theo phiên bản chương trình đã chọn, máy tính sẽ tải
nó về và cài đặt tự động. Sau khi cài đặt xong, bạn đặt mật khẩu bảo vệ
cho chương trình rồi khởi động lại máy tính để kích hoạt các tính năng.
Việc bổ sung nội dung
thành phần của website, bố cục trang web..., bạn thực hiện theo nhu cầu
sử dụng của mình rồi đưa nó lên mạng. Muốn kiểm tra web server, bạn mở
trình duyệt web Firefox, trong khung địa chỉ hãy nhập đường dẫn
http://127.0.0.1/. Nếu thông báo It works! hiện ra, trang web của bạn đã
hoạt động ổn định.
Hai chương trình Apache và
MySQL đều hoạt động ngầm trong máy tính ngay khi vừa khởi động, nghĩa
là website sẽ được tự động đưa lên mạng ngay khi máy tính được mở lên.
Một lưu ý quan trọng là nếu như máy tính khá yếu, bạn nên giới hạn các
tính năng của trang web, trong đó có việc không nên cho phép người dùng
đưa file lên lưu trữ hoặc cài quá nhiều hiệu ứng vào website của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét