1. Port forwarding là gì?
Nếu máy tính của bạn kết nối với internet thông qua router hoặc có
một trình firewall đang chạy, port forwarding là động tác mở một cổng
trên router/firewall để các kết nối từ bên ngoài có thể thiết lập được
với máy tính của bạn.
Có một vài điểm mà bạn cần nắm rõ trước khi bắt tay vào tìm hiểu về port
forwarding. Để cho đơn giản và nhanh chóng, bạn hãy tạm chấp nhận những
*tiên đề* sau (đúng trong hầu hết các trường hợp):
1. Mỗi thiết bị trên mạng internet đầu có ít nhất 1 địa chỉ IP. Địa chỉ IP là một con số được sử dụng để nhận diện một thiết bị.
2. Mỗi địa chỉ IP được chia ra làm nhiều cổng khác nhau. Khi một máy
tính gửi dữ liệu đến một máy tính khác, dữ liệu sẽ đi từ một cổng thuộc
địa chỉ IP này đến một cổng thuộc địa chỉ IP kia.
3. Trong một thời điểm bất kỳ, một cổng chỉ có thể được sử dụng bởi một chương trình.
Giờ, khi bạn đã nắm được những điểm trên, ta hãy cùng nói đến NAT. NAT
là viết tắt của Network Address Translation. NAT nhận một địa chỉ IP và,
về cơ bản, chia nó ra làm nhiều địa chỉ IP khác nhau.
Ở đây, địa chỉ IP ngoài (external IP address) được chia thành 2 địa chỉ
IP nội bộ (internal IP address). Địa chỉ IP thứ 1 (IP Address1) là của
gateway. Địa chỉ IP thứ 2 (IP Address2) là của máy tính thứ nhất. Cần
chú ý rằng router có 2 địa chỉ IP – 1 địa chỉ IP ngoài và 1 địa chỉ IP
nội bộ làm việc như một gateway đối với mỗi máy tính trong mạng.
Trong hình trên, những máy tính trong mạng nội bộ (internal network)
chỉ *nhìn thấy* những địa chỉ IP nội bộ. Vì thế những máy tính này ko
thể gửi dữ liệu trực tiếp tới một máy tính ngoài mạng mà ko thông qua
gateway. Cần nhớ, gateway là địa chỉ IP nội bộ của router. Khi máy tính
trong mạng muốn gửi dữ liệu ra ngoài, đầu tiên những dữ liệu đó sẽ được
chuyển đến gateway, sau đó router sẽ đưa chúng ra ngoài thông qua địa
chỉ IP ngoài. Điều này cũng tương tự như những gì xảy ra trên mạng
internet. Một máy tính ngoài mạng sẽ ko thể *thấy* một máy tính trong
mạng nội bộ. Chúng chỉ có thể *thấy* và gửi dữ liệu tới router thông qua
địa chỉ IP ngoài. Sau đó, router mới quyết định xem nó phải làm gì mới
những dữ liệu đó – và NAT đóng vai trò chính trong quá trình này. Thật
may mắn là NAT được cấu hình sẵn để làm việc với vài chương trình. Tuy
vậy, có những chương trình mà NAT ko được thiết kế để làm việc với, do
đó chúng ta phải làm một bước gọi là port forwarding.
Port forwarding cũng khá đơn giản. Khi một máy tính trong mạng internet
gửi dữ liệu tới router qua địa chỉ IP ngoài, router cần xác định xem nó
sẽ làm gì với dữ liệu đó. Quá trình port forwarding sẽ chỉ ra cho router
thấy: Cần gửi dữ liệu tới máy tính nào trong mạng LAN. Khi bạn cài đặt
xong các rule cho port forwarding, router sẽ lấy dữ liệu dạng địa chỉ IP
ngoài:số thứ tự cổng và gửi dữ liệu đó tới địa chỉ IP nội bộ:số thứ tự
cổng. Các rule dành cho port forwarding được cài đặt theo cổng. Vì thế,
rule cho cổng mang số 53 sẽ chỉ làm việc cho cổng mang số 53.
Xin nhắc lại: Tại 1 thời điểm, một cổng chỉ có thể được sử dụng bởi một
chương trình! Dùng cùng 1 cổng trên 2 máy tính trong mạng nội bộ vào
cùng một thời điểm có thể dẫn tới xung đột giữa các rule và làm rối loạn
việc truyền dữ liệu. Hầu hết các router đều bắt bạn chỉ ra chính xác
địa chỉ IP nội bộ cần forward đến cũng vì lý do này. Còn với những
router ko bắt bạn làm việc này, hãy cẩn thận! Rule cho port forwarding
chỉ làm việc với một máy tính trong một thời điểm!
2. Tại sao cần phải forward port?
Dữ liệu được truyền tải thông qua một cổng khi bạn đang download. Nếu
cổng đó chưa được mở, bạn chỉ có thể kết nối được với những người khác
trong swarm (cổng của họ đã mở). Nếu cổng của bạn đã mở rồi, những người
khác có thể kết nối với bạn (những người này có thể đã mở hoặc chưa mở
cổng). Như vậy, việc mở cổng làm tăng số lượng người kết nối được với
bạn và do đó sẽ tăng tốc độ download.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét